nhà thuốc chuẩn GPP

Nếu bạn đang có ý định kinh doanh lĩnh vực dược phẩm hoặc mở một nhà thuốc, thuocsi xin chia sẻ một vài thông tin về cách xây dựng nhà thuốc đạt chuẩn GPP, hy vọng phần nào giúp cho kế hoạch của bạn được hoàn hảo và thành công.

GPP (Thực hành tốt nhà thuốc) chính là tiêu chuẩn cuối cùng trong 5 tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs), GPP bao gồm các nguyên tắc cơ bản về chuyên môn và đạo đức trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc (nguyên tắc quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật) để bảo đảm phân phối thuốc chất lượng, hiệu quả và an toàn đến tay người sử dụng.

Vì vậy, để mở một nhà thuốc đạt chuẩn GPP bạn cần chú ý 6 yếu tố sau: Giấy tờ, sơ đồ nhà thuốc, cơ sở vật chất, vị trí mặt bằng, nhân viên và nguồn hàng.

1. Các loại hồ sơ, giấy phép để mở nhà thuốc đạt chuẩn GPP

Trước tiên, bạn cần biết rằng các nhà thuốc chỉ được phép hoạt động khi có:

  • Bản sao chứng chỉ hành nghề (do Sở y tế cấp)
  • Giấy cứng nhận đăng ký kinh doanh (do UBND quận/ huyện cấp)
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề (do SYT) cấp
  • Giấy chứng nhận nhà thuốc đạt chuẩn GPP (do SYT) cấp.
  • Bảng kê khai danh sách nhân sự
  • Bảng kê khai danh sách trang thiết bị y tế
  • Bảng kê khai địa điểm
  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhà thuốc

2. Bố trí sơ đồ nhà thuốc đạt chuẩn GPP

Bố trí nhà thuốc theo quy định cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định nhà thuốc của bạn có đạt chuẩn GPP hay không.

Để làm được điều đó không khó bạn chỉ cần tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Diện tích kinh doanh tối thiểu 10m2
  • Trang thiết bị tủ quầy, kệ chắc chắn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc
  • Cần phải có nhiệt kế, ẩm kế, hệ thống chiếu sáng, quạt thông kiểm tra nhiệt độ, gió, ẩm tại cơ sở bán
  • Cần trang bị tủ lạnh để bảo quản các loại thuốc phù hợp
  • Bồn rửa tay, xà phòng, hoặc cồn sát khuẩn
  • Bảng thiết kế sơ đồ nhà thuốc
  • Nếu kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế thì phải có khu vực riêng, không gây ảnh hưởng đến thuốc.

Ngoài ra, theo quy định của Sở Y Tế bảng hiệu nhà thuốc phải có 7 nội dung sau:

  • Tên cơ sở
  • Tên người quản lý chuyên môn
  • Phạm vi kinh: bán lẻ các loại thuốc thành phẩm
  • Phạm vi hành nghề: nhà thuốc tư nhân
  • Số điện thoại người quản lý
  • Thời gian hoạt động
  • Số giấy phép kinh doanh

3. Phần mềm quản lý nhà thuốc

Như chúng ta đã biết, mỗi nhà thuốc đều có chứa rất nhiều loại thuốc với công dụng khác nhau nếu quản lý theo cách thủ công thì chúng ta sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm, kiểm tra thuốc. Cũng khó quản lý được lượng thuốc nào đã hết hạn sử dụng, thuốc nào bán hết để nhập thêm, . . Như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh.

Chính vì vậy, Theo quy định của Thông tư số 02/2018/TT-BYT ngày 22/01/2018 của Bộ Y tế “Đến 01/01/2019, nhà thuốc phải có thiết bị và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối mạng, bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả, nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra. Có cơ chế chuyển thông tin về việc mua bán thuốc, chất lượng thuốc giữa nhà cung cấp với khách hàng cũng như việc chuyển giao thông tin cho cơ quan quản lý liên quan khi được yêu cầu”.

Thuocsi khuyên bạn nên chọn phần mềm quản lý nhà thuốc GPP uy tín. Đừng vì muốn tiết kiệm chi phí mà tìm đến những phần mềm quản lý nhà thuốc GPP miễn phí những phần mềm này sẽ đem lại khá nhiều rủi ro và ảnh hưởng xấu đến quá trình kinh doanh của bạn

Nhà thuốc của bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn GPP khi có đầy đủ các điều kiện cơ bản trên. Tuy nhiên, để cơ sở kinh doanh của bạn được đông khách, buôn bán thuận lợi, thì sẽ phải cần thêm một số đặc điểm

4. Vị trí mặt bằng:

Yếu tố này cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng cực kỳ lớn đến hoạt động kinh doanh của bạn.

Hãy chọn vị trí gần ngã giao đường, gần chợ, khu dân cư, bệnh viện hoặc phòng khám, và trên các tuyến đường lớn, xung quanh ít đối thủ cạnh tranh càng tốt và giá thuê vừa phải và chiếm khoảng 30 – 40% lợi nhuận dự tính của bạn

5. Tuyển chọn nhân viên bán hàng

nhà thuốc đạt chuẩn GPP

Nhân sự phụ trách chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ trình độ tối thiểu phải là dược sĩ đại học. Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quản thuốc phải có trình độ dược sĩ trung học trở lên.

Nhân viên nhà thuốc phải tư vấn đúng, bảo đảm hiệu quả điều trị với người bệnh, thực hiện bán thuốc theo đơn. Đặc biệt phải là người có đạo đức tốt và có tâm với nghề, vì họ chính là người tác động trực tiếp đến sức khỏe của người người khác.

6. Nguồn hàng

a. Nguồn hàng từ chợ sỉ:

Ưu điểm: Nguồn hàng tại đây thì phong phú, giá cả phải chăng.

Khuyết điểm: bạn cần trực tiếp đến chợ nhập hàng để nắm rõ được thị trường và kiểm soát được lượng hàng nhập

b. Từ các nhà phân phối lớn:

Ưu điểm: đảm bảo hàng hóa chất lượng, có hóa đơn đầy đủ, khi có chương trình khuyến mãi giá có thể tốt hơn

Khuyết điểm: Giá thành cao

c. Nguồn từ trình dược viên:

Ưu điểm: Nguồn cung cấp hàng tốt, nhiều chương trình ưu đãi, mình lại ko phải mất công đi lại

Khuyết điểm: Rủi ro mất tiền và hàng hóa không đạt chất lượng.

d. Thuocsi.vn

Thuocsi.vn là trang web hàng đầu tại Việt Nam trong việc cung ứng thuốc, thực phẩm chức năng, thiết bi y tế cho nhà thuốc trên cả nước.

Đơn giản, thuận tiện dễ tra cứu là tiêu chí hàng đầu của thuocsi dành cho các khách hàng của mình.

Với nguồn nàng hóa đa dạng, chất lượng từ nhà máy và các nhà phân phối uy tín cùng với việc giao hàng nhanh chóng, tận tay nhà thuốc. bạn sẽ không còn lo lắng tình trạng đứt hàng, thiếu hàng trong việc kinh doanh.

Trên đây là một số những chia sẽ để giúp bạn có thể bắt đầu đưa nhà thuốc của mình đi vào hoạt động hiệu quả nhất. Thuocsi xin chúc các bạn thành công!

Ngoài ra, nếu muốn tham khảo chi tiết hơn về các nguồn nhập sỉ thuốc, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau của thuocsi: https://news.thuocsi.com.vn/so-sanh-nguon-nhap-si-thuoc/

Nguồn: ITG Việt Nam, Y Khoa Việt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *