Với số lượng thuốc lớn được lưu hành rộng rãi hiện nay, việc nắm rõ kiến thức về các danh mục liên quan đến thuốc kiểm soát đặc biệt là rất cần thiết mà bất kỳ cá nhân, cơ sở nào cũng nên lưu tâm. Dưới đây, thuocsi.vn sẽ liệt kê một số danh mục liên quan đến thuốc kiểm soát đặc biệt tại bệnh viện mà bạn đọc có thể tham khảo: 

1. DANH MỤC DƯỢC CHẤT GÂY NGHIỆN (theo quy định tại Thông tư 20/2017/TT-BYT)  

Thuốc gây nghiện bao gồm các loại sau đây: 

– Chứa một hoặc nhiều dược chất gây nghiện hoặc thuốc chứa dược chất gây nghiện phối hợp với dược chất hướng thần và có hoặc không có tiền chất dùng làm thuốc quy định tại Phụ lục I, II và III kèm theo Thông tư 20/2017/TT-BYT. 

– Chứa dược chất gây nghiện (có hoặc không có dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc) phối hợp với dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc trong đó nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện lớn hơn nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư 20/2017/TT-BYT. 

TT Tên thuốc – hàm lượng Hoạt chất Dạng bào chế Đơn vị tính 
Fentanyl 0,1mg/2ml Fentanyl Dung dịch tiêm Ống 
Morphin HCl 10mg/1ml Morphin Dung dịch tiêm Ống 

2. DANH MỤC DƯỢC CHẤT HƯỚNG THẦN (theo quy định tại Thông tư 20/2017/TT-BYT)  

– Thuốc hướng thần bao gồm các loại sau đây: 

+ Chứa một hoặc nhiều dược chất hướng thần hoặc thuốc có chứa dược chất hướng thần phối hợp với tiền chất dùng làm thuốc được quy định tại Phụ lục II và III kèm theo Thông tư 20/2017/TT-BYT. 

+ Chứa dược chất hướng thần (có hoặc không có dược chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc) phối hợp với dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, trong đó nồng độ, hàm lượng dược chất hướng thần lớn hơn nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục V Thông tư 20/2017/TT-BYT, nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện (nếu có) nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư 20/2017/TT-BYT. 

TT Tên thuốc – hàm lượng Hoạt chất Dạng bào chế Đơn vị tính 
Diazepam 5mg Diazepam Viên uống Viên 
Diazepam 10mg/2ml Diazepam Dung dịch tiêm Ống 
Zodalan 5mg/ml Midazolam Dung dịch tiêm Ống 
Ketamine 500mg/10ml Ketamin Dung dịch tiêm Ống 
Phenolbarbital 100mg Phenolbarbital Viên uống Viên 
Garnotal 10mg Phenolbarbital Viên uống Viên 

3. DANH MỤC TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC (theo quy định và Bảng giới hạn nồng độ) 

– Thuốc tiền chất bao gồm các loại thuốc sau đây: 

+ Chứa một hoặc nhiều tiền chất dùng làm thuốc quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư 20/2017/TT-BYT; 

+ Chứa tiền chất dùng làm thuốc (có hoặc không có dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần) phối hợp với dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc trong đó nồng độ, hàm lượng tiền chất dùng làm thuốc lớn hơn nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư 20/2017/TT-BYT, nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện (nếu có) nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư 20/2017/TT-BYT, nồng độ, hàm lượng dược chất hướng thần (nếu có) nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục V kèm theo Thông tư 20/2017/TT-BYT. 

TT Tên thuốc – hàm lượng Hoạt chất Dạng bào chế Đơn vị tính 
Ephedrine  30mg/ml Ephedrin Dung dịch tiêm Ống 
10 Vingomin 0,2mg/ml Methyl Ergometrin Dung dịch tiêm Ống 

4. THUỐC DẠNG PHỐI HỢP CÓ CHỨA CHẤT GÂY NGHIỆN 

Theo điều 2 Luật Dược 2016, thuốc dạng phối hợp có chứa chất gây nghiện được định nghĩa là thuốc có nhiều hoạt chất trong đó có hoạt chất gây nghiện với nồng động và hàm lượng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y Tế.  

Tại Điều 3 Thông tư 20/2017/TT-BYT có quy định như sau về Thuốc dạng phối hợp có chứa chất gây nghiện như sau: 

a) Chứa dược chất gây nghiện; hoặc dược chất gây nghiện phối hợp với dược chất hướng thần có hoặc không có tiền chất dùng làm thuốc trong đó có nồng độ, hàm lượng của dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc đều nhỏ hoặc hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục IV, V và VI kèm theo Thông tư này.  

b) Chứa các dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc.  

5. THUỐC DẠNG PHỐI HỢP CÓ CHỨA CHẤT HƯỚNG THẦN 

Theo Bộ Y Tế, thuốc được gọi là thuốc phối hợp có chứa chất hướng thần bao gồm các thuốc đáp ứng đồng thời các điều kiện như:  

a) Chứa dược chất hướng thần hoặc dược chất hướng thần phối hợp với tiền chất dùng làm thuốc trong đó nồng độ, hàm lượng dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc đều nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục V và VI kèm theo Thông tư này. 

b) Chứa các dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc. 

6. THUỐC DẠNG PHỐI HỢP CÓ CHỨA TIỀN CHẤT 

Thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất bao gồm các thuốc đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây: 

a) Chứa tiền chất dùng làm thuốc, trong đó nồng độ, hàm lượng tiền chất dùng làm thuốc nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này; 

b) Chứa các dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc. 

7. THUỐC VÀ DƯỢC CHẤT TRONG DANH MỤC THUỐC, DƯỢC CHẤT THUỘC DANH MỤC CHẤT BỊ CẤM SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ NGÀNH, LĨNH VỰC 

Các loại thuốc và dược chất nằm trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực được lựa chọn theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Dược. 

8. BẢO QUẢN THUỐC THUỘC DANH MỤC THUỐC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT 

Tất cả các thuốc thuộc danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt phải được cơ sở khám, chữa bệnh hoặc trung tâm nghiên cứu, cai nghiện bảo quản nghiêm ngặt và có kho, tủ đựng riêng biệt, không được phép để chung với các loại thuốc khác. Trong trường hợp không có kho, tủ riêng thì cần có biển hiệu ghi tên thuốc/nhóm thuốc rõ ràng để không nhầm lẫn.  

Thuốc hướng thần để trong quầy, tủ của trạm y tế bắt buộc phải có khoá chắc chắn và có người quản lý, theo dõi, cấp phát. Khi đổi ca, người quản lý thuốc trước phải tiến hành quá trình bàn giao số lượng, sổ sách ghi chép đầy đủ cho người ở ca trực sau và 2 bên đều phải ký nhận.  

Để được kinh doanh, buôn bán các loại thuốc kiểm soát đặc biệt, các cơ sở kinh doanh phải thoả mãn các điều kiện được quy định theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP: 

  • Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. 
  • Có kho riêng hoặc khu vực riêng đáp ứng nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc.  
  • Kho hoặc khu vực riêng này phải có tường và trần kiên cố được làm từ vật liệu chắc chắn, có cửa, có khóa chắc chắn 
  • Có hệ thống camera theo dõi từng công đoạn trong quá trình sản xuất và bảo quản thuốc 
  • Có hệ thống quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế…  

Thông tư 20 của Bộ Y Tế cũng quy định, toàn bộ hồ sơ, sở sổ sách về việc sản xuất, pha chế, sử dụng, số lượng bán ra, tồn kho, danh sách người dùng, người mua thuốc… đều phải được lưu trữ để theo dõi, kiểm tra.  

9. TRÌNH ĐỘ BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI QUẢN LÝ THUỐC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT 

Khoản 2 Điều 4 Thông tư 20/2017/TT-BYT có quy định rất rõ về trình độ cần có của người quản lý các loại thuốc kiểm soát đặc biệt, cụ thể như sau:  

  • Người quản lý tại Khoa dược bệnh viện phải có bằng tốt nghiệp Đại học ngành Dược trở lên, người quản lý tại các cơ sở khác phải có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên thì mới được quản lý các loại thuốc gây nghiện, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện.  
  • Với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, người quản lý phải có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên. 
  • Nếu trạm y tế cấp xã không có nhân sự đáp ứng được các yêu cầu này thì người đứng đầu cơ sở phải giao nhiệm vụ trông coi, quản lý bằng văn bảng cho người có trình độ từ y sỹ trở lên.  
  • Đặc biệt, đối với thuốc phóng xạ, người quản lý phải có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên hoặc bác sỹ, kỹ thuật viên, điều dưỡng viên, đã qua đào tạo về an toàn bức xạ và được người đứng đầu cơ sở giao nhiệm vụ bằng văn bản. 

Tham khảo thêm: 8 loại tương tác thuốc nguy hiểm cần lưu ý

Nguồn tham khảo: Thông tư 20/2017/TT-BYT và một số tài liệu khác