Nửa đầu năm 2023 đã đi qua, trong khi nhiều ngành kinh tế khác đang chao đảo và phải gồng mình đối phó với sự suy thoái kinh tế, thì thị trường ngành dược phẩm được xem là ngành tăng trưởng tốt. Đa phần, các doanh nghiệp dược phẩm vẫn tiếp tục ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng nhờ triển vọng khả quan của ngành. 

THỊ TRƯỜNG NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM ĐẦU NĂM 2023

Theo các báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Fitch Solution, thị trường dược phẩm Việt Nam được dự báo sẽ còn phát triển bùng nổ trong nhiều năm tiếp theo, ước tính vào năm 2026 doanh thu từ thị trường dược phẩm sẽ chạm mốc 216.4 ngàn tỷ đồng, ngay cả khi làn sóng suy giảm kinh tế đang xảy đến  trên thế giới. Trong tương lai, động lực tăng trưởng chủ yếu của ngành dược phẩm Việt Nam đến từ sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu chi tiêu của người dân.

Fitch Solution dự đoán mức chi tiêu bình quân đầu người đối với dược phẩm sẽ tăng vọt từ 1,5 triệu đồng (năm 2021) lên con số 2,1 triệu đồng vào năm 2026. Dù vậy, con số trên vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của thế giới, nên thị trường dược phẩm Việt Nam vẫn còn khá nhiều dư địa tăng trưởng trong thời gian tới. 

Tình hình kinh doanh của một số Công ty Dược phẩm trong Quý I năm 202

Mặt khác, ngành dược Việt Nam đang nỗ lực để mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường tiềm năng như Mỹ, châu Âu và châu Á. Thuốc của Việt Nam đã xuất khẩu sang 8/10 nước trong khu vực Đông Nam Á, 22 thị trường châu Á khác: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, …; 20 nước châu Âu và châu Mỹ: Đức, Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Italy, …; 5 nước châu Phi (Angola, Congo, Kenya, Nigeria, Burkina Faso). Điều này sẽ giúp tăng doanh thu và tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong ngành. 

Động thái của Nhà nước đối với sự phát triển của ngành dược

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành dược nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất.

Ngày 12/3/2021, Chính phủ đã ra Quyết định: Phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định ngành dược phẩm là ngành công nghiệp chủ chốt trong việc phát triển kinh tế và tạo ra phúc lợi cho người dân trong tương lai

SỰ THAY ĐỔI INSIGHT KHÁCH HÀNG TRONG NGÀNH DƯỢC

Sự dịch chuyển của Marketing qua 4 thời đại và giờ đây, khi Marketing đang dần dịch chuyển sang thời đại 5.0 thì việc nắm bắt Insight khách hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Báo cáo phân tích thị trường ngành dược từ Google đã cho thấy một số xu hướng sau:  

Thứ nhất, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng chú trọng nhiều hơn đến sức khỏe 

Khảo sát Herbalife Nutrition và Hội đồng Dinh dưỡng cho thấy người tiêu dùng (NTD) tại Việt Nam đang bổ sung thêm vitamin và thực phẩm bổ sung vào chế độ ăn uống và có đến 50% số người tham gia khảo sát cho biết họ hiểu rõ về những lợi ích cho sức khỏe mà vitamin và thực phẩm bổ sung mang lại. Ngoài ra trên nền tảng Google, NTD tìm kiếm nhiều hơn các chất dinh dưỡng và thành phần tự nhiên được đưa vào cơ thể.

Qua những tìm kiếm nổi bật như “vitamin”, “viên uống trắng da”, “vitamin … có tác dụng gì”… chúng ta dễ dàng nhận thấy NTD đang quan tâm nhiều hơn đến việc củng cố cho nền tảng sức khoẻ của họ bằng những thực phẩm bổ sung. Dù hiện tượng này đang cho thấy NTD đang khá là lệ thuộc vào TPCN hơn là những giải pháp khác như chú trọng việc ăn uống, vận động, … nhưng xét về mặc tích cực, nó vẫn là 1 dấu hiệu đáng mừng. 

Người Việt và xu hướng tiêu thụ Thực phẩm bổ sung 

Thứ hai, dược mỹ phẩm lành tính ngày càng được ưa chuộng 

Chúng ta có thấy nhu cầu khách hàng đối với các sản phẩm làm đẹp an toàn cũng như không có thành phần gây kích ứng da ngày càng tăng cao. Xu hướng này thể hiện qua sự tăng trưởng đều đặn của các thương hiệu Dược mỹ phẩm lớn tại Việt Nam như La Roche Posay, Eucerine, … Bên cạnh đó là nổi lên phong trào chăm sóc da, làm đẹp tại các spa, thẩm mỹ viện hay khám định kì da ở bệnh viện da liễu… 

Thứ ba, tham gia các hội nhóm có cùng mối quan tâm trên các mạng xã hội  

Cùng với sự phát triển vượt bậc của mạng xã hội, NTD dễ dàng tìm thấy hội nhóm có cùng một mối quan tâm với họ và dễ dàng chia sẻ thông tin liên quan qua những chia sẻ hay những chủ đề mang tính hỏi đáp. Ví dụ như: Tìm kiếm theo triệu chứng, sử dụng từ khoá hướng đến một đối tượng, bệnh lý cụ thể, hay hiệu quả của một sản phẩm hay dịch vụ bất kỳ. Việc này cũng giúp các doanh nghiệp ngành dược dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu insight khách hàng thông qua các hội nhóm trên mạng xã hội. 

Thứ tư, người tiêu dùng chủ động theo dõi sức khỏe: 

Ứng dụng, đồng hồ thông minh giúp theo dõi sức khỏe đang ngày càng được ưa chuộng 

Người tiêu dùng sử dụng các ứng trong điện thoại, đồng hồ thông minh hay những thiết bị theo dõi sức khỏe tại nhà như máy đo huyết áp, máy đo đường huyết, … để dễ dàng theo dõi những thông số sức khỏe của bản thân. Từ đó, họ có thể nhanh chóng biết được khi nào nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho phù hợp và chủ động hơn trong việc tự bảo vệ sức khỏe của bản thân. 

XU HƯỚNG MARKETING TRONG NGÀNH DƯỢC 

Tích hợp dữ liệu (data integration) 

Vấn đề phổ biến nhất đối với các bệnh viện và công ty dược phẩm là làm thế nào để lưu trữ và sử dụng hiệu quả các nguồn thông tin trong khi vẫn duy trì được tính bảo mật và quyền riêng tư của bệnh nhân. Công cụ này giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quá trình xử lý và truy xuất dữ liệu, từ đó giảm thiểu rủi ro trong quá trình sử dụng dữ liệu, đảm bảo hoạt động phân tích chính xác sau đó và đưa ra những đánh giá thực tế về hoạt động kinh doanh. 

Ứng dụng AI và Marketing Automation trong ngành dược

Ngày nay, AI và Marketing Automation được sử dụng rộng rãi trong ngành dược phẩm, từ chẩn đoán, nghiên cứu, phân tích bệnh lý và dược phẩm cho đến hoạt động tiếp thị.

Một trong những AI và Marketing Automation phổ biến nhất mà các công ty dược phẩm trên thế giới đang ứng dụng là chatbot. Khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao, việc sử dụng chatbot mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng khi họ có thể xử lý và phản hồi thông tin nhanh chóng, có độ chính xác cao. 

Chăm sóc từ xa và chăm sóc trực tuyến trong ngành dược

Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng nổ, hoạt động tư vấn, chăm sóc bệnh nhân/ khách hàng đã trở nên phổ biến.

Dù đại dịch Covid-19 đã dần lắng xuống nhưng các dịch vụ trực tuyến vẫn được đông đảo người tiêu dùng sử dụng nhờ sự tiện lợi, tốc độ và khả năng vượt qua rào cản về không gian, thời gian. Phương pháp này cũng khuyến khích bệnh nhân thoải mái chia sẻ câu chuyện cá nhân của mình, thu hẹp khoảng cách giữa thương hiệu và khách hàng. 

Chăm sóc trực tuyến được ưa chuộng nhờ sự tiện lợi và nhanh chóng

Chiến lược Content Marketing nâng cao 

Theo CMI, hơn một nửa số nhà tiếp thị có kế hoạch sử dụng tiếp thị nội dung trong chiến lược của họ. Và 72% tin rằng tiếp thị nội dung là giải pháp hoàn hảo để tăng mức độ tương tác (contentmarketinginstitution.com). Những con số trên đã cho thấy chiến lược nội dung đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược marketing của hầu hết các công ty. Với nội dung độc đáo, sáng tạo và hấp dẫn, các thương hiệu dược phẩm có cơ hội gây ấn tượng trong mắt người tiêu dùng và tạo dựng thương hiệu, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh. 

TikTok Marketing trong ngành dược

Các kênh truyền thông xã hội nổi bật như Facebook, Tiktok,… đang trở thành nền tảng marketing tiềm năng cho các thương hiệu dược phẩm. Nó không chỉ giúp cung cấp thông tin, tiếp cận người dùng và phân phát quảng cáo…  

Chiến dịch #Chuyenxetichcuc giúp Berocca tiếp cận với người dùng nhiều hơn 

Marketing truyền thông xã hội còn được biết đến với khả năng tạo ra môi trường tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng, từ đó củng cố mối quan hệ chặt chẽ giữa hai bên.

Hybrid Event 

Hybrid là hình thức tổ chức sự kiện mà ở đó có sự kết hợp giữa việc tham gia trực tuyến và trực tiếp.

Tổ chức một sự kiện trực tiếp rất phức tạp do ảnh hưởng của các yếu tố như khoảng cách địa lý, tài chính, thời gian và con người. Trong khi các sự kiện trực tuyến bị hạn chế về sự tương tác, quá trình truyền tải thông điệp cũng phụ thuộc khá nhiều về chất lượng đường truyền. Và Hybrid là phương án phù hợp để thu hút sự quan tâm tối đa của các đối tác/ khách hàng. 

Tóm lại

Năm 2023 là một năm đầy cơ hội và cũng nhiều thách thức cho ngành Dược phẩm. Các doanh nghiệp trong ngành sẽ cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường. Nên tận dụng quá trình chuyển đổi số ngành dược cũng như biết cách nắm bắt xu hướng marketing thì có thể tạo ra những bước nhảy vọt về doanh số và sự tăng trưởng trong tương lai