Có nên bổ sung vitamin C cho người đau dạ dày hay không là một câu hỏi vô cùng phổ biến mà Sỉ thường nhận được. Vậy vitamin C là gì? Tầm quan trọng và cách bổ sung vitamin C khoa học là như thế nào? Cùng Sỉ tìm hiểu nhé! 

Tầm quan trọng của vitamin C đối với cơ thể 

Vitamin C là một trong những vitamin tan trong nước và vận chuyển đến các mô nhưng lưu trữ không tốt, đồng thời không thể tự sản sinh và tái tạo trong cơ thể mặc dù đây là loại vitamin rất cần để cơ thể hoạt động tốt. 

Với khả năng ngăn chặn sự sản sinh sắc tố da và chống oxy hoá mạnh, vitamin C sẽ giúp làn da trông tươi sáng, rạng rỡ, trẻ trung hơn nhờ khả năng trung hoà các gốc tự do có hại. Cùng với đó, việc cung cấp đủ vitamin C cho cơ thể giúp làm giảm sự mất nước qua biểu bì da, từ đó làn da sẽ được giữ ẩm tốt hơn, căng mướt và mịn màng hơn, đồng thời, đây còn là dưỡng chất cần thiết để tạo ra Collagen, một loại Protein có chức năng xây dựng các khối cơ quan, cấu trúc da, xương, cơ,… 

Vitamin C không những giúp da tươi sáng hơn mà còn là dưỡng chất cần thiết để tạo ra collagen

Vì thế, phải chú ý đến việc bổ sung vitamin C hàng ngày, có thể thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, với người mắc các vấn đề về dạ dày cần ăn uống với một chế độ khắt khe , việc áp dụng thường xuyên chế độ ăn kiêng đã hình thành thói quen lo sợ rằng tính axid của vitamin C sẽ làm tăng dịch vị, gây tổn thương dạ dày và chuyển biến bệnh tình ngày càng nặng thêm. 

Vậy thực tế đau dạ dày uống vitamin C có ảnh hưởng hay không? 

Vitamin C (còn gọi là axid ascorbic) là một chất đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, nếu bị lạm dụng có thể khiến dạ dày tăng cường tiết axid, bào mòn niêm mạc thực quản, axid lên cổ họng và có thể gây viêm họng. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa vitamin C và trái cây có vị chua vì đúng rằng vitamin C sẽ có vị chua, nhưng trái cây có vị chua chưa hẳn có chứa vitamin C. Khá nhiều trường hợp người bệnh trào ngược dạ dày cho rằng không thể ăn trái cây có vị chua thì cần bổ sung viên uống vitamin C liều cao để tránh thiếu hụt. 

Đau dạ dày uống vitamin C có ảnh hưởng hay không?

Tuy nhiên, hàm lượng vitamin C cần thiết cho mỗi người tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính, nhu cầu dinh dưỡng, bệnh lý kèm theo. Trung bình, lượng khuyến nghị hàng ngày cho người trưởng thành là 90mg đối với nam và 75mg đối với nữ, hàm lượng này có thể thay đổi đối với các đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai là 85mg; phụ nữ cho con bú là 120mg, người hút thuốc cần bổ sung thêm 35mg vitamin C mỗi ngày so với người không hút thuốc. 

Hiện nay đã có một số chế phẩm vitamin C giảm đáng kể tính acid bằng cách kết hợp với một khoáng chất khác, ví dụ như calci ascorbate, pha lẫn axid ascorbic với phức hợp bioflavonoid,… nhằm tạo môi trường an toàn, thoải mái hơn cho dạ dày nhạy cảm. 

Một lựa chọn khác là dạng vitamin C “giải phóng bền vững”, hoạt động dựa trên cơ chế vận chuyển axid ascorbic đến đường ruột và giải phóng với tốc độ chậm liên tục trong vòng sáu đến tám giờ nhằm giữ lượng cao vitamin này trong mạch máu và làm giảm ảnh hưởng đến dạ dày. 

Bổ sung vitamin C từ chế độ ăn uống 

Chế độ ăn uống có thể đã cung cấp đủ lượng vitamin C cơ thể cần

Chế độ ăn uống bình thường với một số rau củ, trái cây như bông cải xanh, ớt chuông, súp lơ, đu đủ, dâu tây, cam, chanh, bưởi, kiwi… cũng cung cấp đủ lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày mà không cần bổ sung thêm dạng uống. Ví dụ như, lượng vitamin C trong 75g bông cải xanh nấu chín khoảng 50mg, như vậy, một người trưởng thành chỉ cần tiêu thụ 150g bông cải xanh là đã đủ lượng acid ascorbic mỗi ngày cho cơ thể. Cần lưu ý rằng, hàm lượng vitamin C trong rau củ và trái cây có thể bị hao hụt trong quá trình bảo quản và chế biến, tốt nhất là nên ăn sống (đối với trái cây) hoặc chế biến bằng cách hấp, luộc thay vì chiên, xào, nướng để giảm tối đa sự hao hụt. 

Tránh bổ sung vitamin C liều cao 

Thực tế, cơ thể dễ dàng nhận đủ vitamin C mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống, không cần bổ sung thêm từ viên uống, viên sủi hoặc dạng bột. Việc bổ sung chỉ nên áp dụng đối với đối tượng được chẩn đoán thiếu hụt acid ascorbic, ví dụ như người có vết thương hở lâu lành, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, móng tay biến dạng, da khô, nhăn, cháy nắng, xuất huyết dưới da… 

Để xác định chính xác các trường hợp thiếu hụt, bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh và có thể đề nghị làm một số xét nghiệm huyết học nhằm kê toa bổ sung vitamin C trong một khoảng thời gian nhất định. 

Đối với người có sẵn bệnh trào ngược thực quản hoặc các bệnh về dạ dày, trong chế độ ăn chỉ cần đủ rau củ quả là cơ thể sẽ hấp thu tương đối đủ lượng vitamin cần thiết. Nếu uống cam, chanh gây khó chịu thì có thể thay bằng các loại rau xanh, hoặc dùng các loại trái cây khác như ổi, đu đủ – cũng chứa rất nhiều lượng vitamin C. 

Bệnh đau dạ dày vẫn bổ sung vitamin C bình thường chỉ cần đúng cách, đúng loại, đúng liều, đúng lúc

Khi cần bổ sung vitamin C liều cao (viên sủi từ 500 – 1000 mg), nên uống ngay sau bữa ăn sáng hoặc bữa trưa, không uống buổi tối. Nếu trong quá trình sử dụng có cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, trào ngược axit thì nên ngưng và trao đổi với bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không tự uống bổ sung vitamin C trong thời gian dài để tránh các phản ứng phụ cũng như các rủi ro về sức khỏe khác. 

Vậy, đau dạ dày vẫn có thể bổ sung vitamin C bình thường, tuy nhiên, cần đúng cách, đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm để đảm bảo hiệu quả mà không ảnh hưởng đến “sức khoẻ dạ dày”.  

Để tìm hiểu thêm về dinh dưỡng cho cơ thể, click vào đây. 

Cần vitamin C, ghé Sỉ săn ngay UPSA-C, mua là có quà, cam kết giá rẻ nhất thị trường, ở đâu rẻ hơn Sỉ hoàn tiền tại đây.