Sau đại dịch Covid-19, ngành Dược có sự thay đổi lớn trong cơ cấu doanh thu, tiềm năng tăng trưởng doanh thu của kênh OTC (nhà thuốc) ổn định và phát triển không ngừng.  

1. Kênh bệnh viện “lép vế” sau đại dịch 

Mặc dù đã hồi phục nhanh chóng sau đại dịch nhưng Covid-19 cũng tạo ra sự chuyển dịch trong cơ cấu doanh thu ngành Dược: 

  • Kênh nhà thuốc dần chiếm tỷ trọng lớn trong ngành dược từ bệnh viện vì chính phủ áp dụng những chính sách “mạnh tay”, khiến các bệnh viện công thận trọng hơn trong hoạt động đấu thầu. 
  • Sự chuyển dịch hành vi người dùng: vì không thể khám chữa bệnh tại bệnh viện nên người dân chuyển sang mua thuốc điều trị Covid-19 tại các nhà thuốc. Điều này kéo theo sự thay đổi hành vi người dùng, khiến người dân có xu hướng mua thuốc và các thực phẩm bổ sung tại nhà thuốc để bồi bổ cơ thể. 
  • “Phòng bệnh hơn chưa bệnh” lên ngôi: nhận thức về việc tăng cường sức khoẻ tăng cao trong đại dịch vì vậy sức mua đối với các sản phẩm vitamin hay thực phẩm chức năng tăng cường sức khoẻ tăng nhanh. 
  • Nhà thuốc đi theo mô hình hiện đại dần chiếm lĩnh thị trường khi Chính phủ ngày càng đưa ra những quy định nghiêm ngặt hơn đối với các đơn vị bán lẻ dược phẩm. 

Sự chuyển dịch này khiến mức độ tăng trưởng doanh thu dược phẩm của các kênh bệnh viện giảm mạnh trong năm 2021 và chỉ mới khởi sắc hơn trong cuối năm 2022.  

Không chỉ sụt giảm về mặt doanh thu, kênh bệnh viện lại liên tục gặp khó khi gặp phải tình trạng thiếu vật tư, thuốc men nghiêm trọng. Đầu năm 2023, hàng trăm bệnh nhân ở những bệnh viện lớn như Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy… phải hạn chế mổ vì cạn kiệt hoá chất cùng vật tư y tế. Không chỉ ở những bệnh viện tuyến đầu mà rất nhiều các bệnh viện lớn nhỏ khác trên khắp cả nước cũng gặp nhiều khó khăn khi không đủ điều kiện để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân. 

Thiếu thuốc khiến nhiều bệnh viện không thể đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân

2. Kênh nhà thuốc tăng trưởng nhanh  

Ngoài những tác động tiêu cực đến toàn ngành, đại dịch covid-19 cũng ít nhiều tạo điều kiện cho kênh nhà thuốc trở nên gần gũi và trở thành sự lựa chọn số 1 của nhiều người dân khi không thể đến khám chữa bệnh tại bệnh viện. Điều này được chứng minh rõ ràng khi doanh thu của kênh nhà thuốc luôn được duy trì ổn định ở mức 25%/tổng doanh thu ngành dược và vẫn tiếp tục tăng đến hết quý I/2022 hay sự xuất hiện của hàng loạt chuỗi bán lẻ dược phẩm như Long Châu, Pharmacity, An Khang… Theo ước tính, số lượng nhà thuốc của 3 chuỗi này có thể sẽ đạt đến con số 7.300 trong năm 2025.  

Chọn mua thuốc, TPCN dưới sự tư vấn của dược sĩ tại các nhà thuốc trở thành lựa chọn của nhiều khách hàng 

Về lâu về dài, mức độ tăng trưởng của kênh nhà thuốc là điều hiển nhiên khi khi người Việt nằm trong nhóm những đất nước có nhiều vấn đề về sức khoẻ và người trẻ ngày càng có ý thức về việc tăng cường sức khoẻ. Trung bình, chi tiêu cho dược phẩm năm 2021 rơi vào khoảng 1,5 triệu đồng và được dự đoán sẽ tăng 7,7% tương đương 2,1 triệu đồng vào năm 2026 và theo dự đoán có đến hơn 50% sẽ được chi tiêu cho mục đích mua các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, nâng cao sức đề kháng định kỳ từ các kênh bán lẻ.  

Sự dịch chuyển hành vi người dùng cũng khiến các doanh nghiệp ngành dược đồng loạt tái cấu trúc, chuyển sự chú ý từ kênh ETC sang OTC, tạo điều kiện cho kênh OTC phát triển vượt trội. Đẩy mạnh bán hàng qua kênh nhà thuốc trở thành giải pháp tối ưu bù đắp lượng doanh thu mất đi từ kênh ETC. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường bán lẻ, các công ty dược đã mạnh dạn thành lập và phát triển các trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm, và đã đưa ra nhiều sản phẩm mới ra thị trường, cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.  

3. Khó khăn và giải pháp khi muốn tiếp cận kênh nhà thuốc 

Việc phải xây dựng nhà phân phối và chuỗi cung ứng khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất dược chùn chân. Bên cạnh đó, nhà sản xuất không thể tiếp cận được người dùng trực tiếp nên không thể đánh giá được nhu cầu thực của khách hàng nên không thể nhanh chóng thay đổi sản phẩm, mẫu mã đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng. Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các mặt của đời sống thì sàn thương mại điện tử chuyên về dược được xem như lối thoát cho doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nói riêng và nhà thuốc nói chung. Đây là kênh có thể tháo gỡ hầu hết các vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải từ khâu tiếp cận khách hàng, quản lý nguồn hàng, bán hàng, chăm sóc khách hàng lẫn truyền thông đến chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua các chương trình ưu đãi, hậu mãi…  

Ra đời từ năm 2018, thuocsi.vn là nền tảng TMĐT tiên phong tại Việt Nam chuyên phân phối các sản phẩm dược phẩm, TPCN, dược mỹ phẩm và các dụng cụ, thiết bị y tế với mức giá cạnh tranh. Đóng vai trò như chiếc cầu nối giữa công ty sản xuất, phân phối dược và nhà thuốc, thuocsi.vn giúp hiện thực hoá giấc mơ phân phối lẫn tiếp cận được nguồn thuốc tốt, giá rẻ một cách nhanh chóng và tiện lợi cho người bán lẫn người mua dù ở bất kỳ nơi đâu.  

Chọn mua thuốc, TPCN dưới sự tư vấn của dược sĩ tại các nhà thuốc trở thành lựa chọn của nhiều khách hàng 

Sau 5 năm hoàn thiện và phát triển, thuocsi.vn sở hữu mạng lưới khách hàng hơn 35.000 nhà thuốc trên khắp cả nước, cán mức hơn 80.000 đơn hàng/tháng. Ngoài thị trường Việt Nam, thuocsi.vn đã có mặt tại thị trường Campuchia và Thái Lan để tổ chức sàn, kho bãi và đào tạo nhân viên, đặt văn phòng đại diện. Đây được xem là bước đầu để thuocsi.vn vươn ra khu vực Đông Nam Á nói riêng và toàn châu Á nói chung.  

Nguồn:  

Baokiemtoan.vn 

Mobiwork.vn 

igmp.com.vn 

akme.com.vn