Đối với Dược sĩ, kỹ năng giao tiếp với khách hàng là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, cần có kinh nghiệm quan sát, trao đổi và lắng nghe khách hàng để có thể đưa ra hướng tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân hiệu quả nhất.

Bài viết này thuocsi sẽ tổng hợp một số kinh nghiệm khi bán thuốc cho khách hàng. Hy vọng sẽ phần nào giúp ích cho các bạn!

1. Nguyên tắc trong giao tiếp ở nhà thuốc

  • Luôn niềm nở với khách hàng: Trao đổi với khách hàng sử dụng từ ngữ thân thiện và gần gũi. Những câu chào ban đầu và lời “Cảm ơn” sau đó luôn để lại ấn tượng tốt cho khách hàng. Hãy luôn chào đón khách hàng bằng sự vui vẻ.

  • Thái độ chân thành: Những câu chào hỏi xuất phát từ sự chân thật sẽ gây nhiều thiện cảm hơn là việc bạn cố gắng thể hiện nó.

  • Kỹ năng quan sát, lắng nghe: Quan sát ngôn ngữ cơ thể của khách hàng, cùng với đó là bình tĩnh lắng nghe lời nói. Qua đó, bạn có thể thấu hiểu khách hàng của mình hơn. Một kinh nghiệm là hãy nhìn vào ánh mắt và cho khách hàng thấy sự quan tâm của bạn.

  • Lưu ý thứ tự ưu tiên: Hãy nên nhớ thứ tự của từng khách hàng, đảm bảo tính công bằng. Điều đó sẽ giúp khách hàng không thấy có sự bất công và khó chịu. Giải quyết tối ưu từng khách một, sau đó mới chuyển sang khách kế tiếp.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc những yếu tố khách quan khác:

  • Bán đúng thuốc trong toa
  • Lưu ý vấn đề vệ sinh, cảnh quan: Đảm bảo không gian nhà thuốc thoáng mát, sạch sẽ. Cách sắp xếp ngăn náp cũng là một điểm cần lưu ý.
  • Các khiếu nại từ khách hàng: Cần tiếp nhận ý kiến từ khách hàng một cách bình tĩnh và khéo léo. Lắng nghe và trao đổi rõ ý kiến với khách hàng.

2. Kinh nghiệm tạo mối quan hệ tốt với khách hàng:

Dưới đây là 3 lưu ý để Dược sĩ hay Nhân viên bán thuốc tạo ấn tượng tốt và giữ mối quan hệ với khách hàng:

  • Luôn tế nhị, thông cảm và tôn trọng khách hàng,
  • Quan tâm đến khách hàng.
  • Nên chú ý lắng nghe và chăm sóc khách hàng tận tình. Nhờ vậy, bệnh nhân sẽ an tâm và tin tưởng hơn.

3. Lưu ý trong việc bán thuốc:

Đảm bảo đúng tên thuốc và số lượng trước khi trao cho khách hàng.

Kiểm tra lại giá thuốc. Trong trường hợp xảy ra sai sót, dễ gặp những rắc rối làm ảnh hưởng đến uy tín nhà thuốc.

Nắm vững thông tin các thuốc tại nhà thuốc. Có sổ tay ghi chép hay phần mềm quản lý để thuận tiện hơn.

Khuyến khích bệnh nhân khai bệnh đầy đủ, chi tiết, giúp bạn chọn đúng thuốc.

4. Một số trường hợp cần lưu ý:

Vài trường hợp, bênh nhân than phiền rằng dù đã uống thuốc nhưng bệnh nặng hơn và quy do thuốc. Đây có thể do bệnh tiến triển nặng lên chứ không phải do thuốc gây ra.

Một vài trường hợp, người bệnh thường hay đánh giá hiệu quả thuốc theo cảm tính. Phải giải thích cho họ biết thuốc có hiệu quả một phần nhờ vào lòng tin của họ. Mặt khác, nếu người bệnh lo âu cũng gây ra các triệu chứng chóng mặt…

Lưu ý về những thuốc cần bảo quản đặc biệt, ví dụ như bảo quản ở ngăn lạnh để không làm giảm hiệu lực. Kiểm tra kỹ hạn dùng trước khi đưa đến tay khách hàng.

Nguồn: MIMS.

thuocsi.vn

1 thought on “Những kinh nghiệm trong giao tiếp ở nhà thuốc không phải ai cũng biết!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *