Thuốc cho trẻ em rất đa dạng. Tuy nhiên, trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, các bé có những đặc điểm giải phẫu, sinh lý khác với người lớn vì sự phải triển của các cơ quan là chưa toàn diện. Vì thế, để an toàn trong quá trình sử dụng thuốc, ngoài việc hiểu rõ về công dụng, liều dùng cũng như phản ứng có hại của thuốc cần biết thêm về khả năng dung nạp thuốc của trẻ. 

I. Đặc điểm các đường dẫn thuốc vào cơ thể trẻ em

Với sự phát triển không ngừng của y học hiện đại, rất nhiều dạng thuốc hỗ trợ nạp vào cơ thể trẻ bằng nhiều con đường khác nhau như tiêm bắp, tiêm mạch, đường uống, đường trực tràng, thuốc thoa da, thuốc nhỏ niêm mạc, thuốc khí dung,… ra đời. 

Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ 

Hãy cùng thuocsi.vn tìm hiểu qua 6 con đường dùng thuốc cho trẻ phổ biến nhất hiện nay nhé! 

  1. Đường uống: 
  • Con đường thông dụng nhất, trừ khi bệnh nhân không chịu uống, xuất hiện tình trạng nôn mửa, hôn mê. 
  • Tốc độ hấp thu thuốc đường uống ở trẻ sẽ giảm theo thứ tự sau: Dung dịch, huyền phù, viên nén, viên nén dạng thải chậm. 
  • Lưu ý không nên ép trẻ uống thuốc vì dễ sặc vào đường hô hấp, gây viêm nhiễm, nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng. 
  1. Đường trực tràng 
  • Do niêm mạc trực tràng hấp thu tốt, tác dụng nhanh, đồng thời đường sử dụng này tương đối dễ làm nên thường áp dụng đối với bệnh nhi hôn mê, co giật, ói nhiều. 
  • Thuốc có thể bị phá huỷ bởi các men tiêu hoá. 
  • Nhược điểm: Sự hấp thu thuốc không ổn định, một số thuốc có thể gây kích ứng trực tràng. 
  1. Thuốc thoa da hay nhỏ niêm mạc 
  • Thuốc thoa da: Vì da trẻ em mỏng, tỷ lệ giữa diện tích da và cân nặng cao gấp khoảng 3 lần người lớn (đối với trẻ sơ sinh) nên tỷ lệ thuốc ngấm qua da cao gấp 3 lần nên việc dùng thuốc thoa cần thận trọng, không dùng trên một diện tích lớn do dễ gây ngộ độc, hậu quả đã từng xảy ra với betadin. 
  • Nhỏ mắt: Cẩn thận khi dùng, nhất là với các thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh hay corticoid. 
  • Nhỏ mũi: Thông dụng nhất là nước muối sinh lý.  
    Lưu ý: Không lạm dụng nước muối sinh lý rửa hàng ngày vì sẽ gây mất lớp dịch tiết tự nhiên để bảo vệ niêm mạc, tuyệt đối tránh sử dụng các dung dịch dầu để nhỏ mũi do dễ bị sặc dầu vào phổi và không được dùng thuốc co mạch tại chỗ ở trẻ nhỏ (Rhinex). 

Lạm dụng nước muối sinh lý có thể gây mất lớp dịch tiết tự nhiên bảo vệ niêm mạc 

  1. Khí dung 
  • Dạng thuốc đang được sử dụng ngày càng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị, giảm được tác dụng phụ toàn thân thông qua việc cho phép đưa một lượng lớn thuốc vào cơ thể đến đúng vị trí tác dụng. 
  • Các tiểu phân có kích thước 0,5 – 1 micron mới có thể đến và lắng đọng tại phế nang. 
  • Khí dung được đánh giá là tốt hơn dạng xịt vì kiểm soát được liều lượng cũng như dùng được ở mọi lứa tuổi, ít tác dụng phụ. 
  • Salbutamol hiện là loại thuốc thường dùng nhất cho trẻ em trong điều trị hen phế quản và viêm tiểu phế quản. 
  1. Tiêm mạch 
  • Chỉ dùng khi cần đạt nồng độ thuốc nhanh và cao trong máu. 
  • Nếu cần truyền tĩnh mạch ở trẻ nhỏ, nên dùng bơm tiêm tự động. 
  1. Tiêm bắp 
  • Nên tránh dùng ở trẻ vì khối cơ nhỏ, có nguy cơ xơ hoá cơ delta. 

II. Nguyên tắc sử dụng thuốc cho trẻ em 

  1. Chỉ định thuốc cần phải cụ thể hoá các thông tin như sau: 
  • Ghi rõ tên thuốc (Tên thương mại hoặc biệt dược). 
  • Hàm lượng trong một đơn vị (Viên, ống, gói). 
  • Số lần dùng trong ngày. 
  • Số lượng một lần dùng. 
  • Đường sử dụng (uống/tiêm/ngậm dưới lưỡi/đặt trực tràng). 
  • Thời gian dùng (trước ăn, sau ăn hay một khung giờ cố định trong ngày). 
  • Nếu là thuốc kê toa, cần ghi thêm số liều cần dùng cho một đợt điều trị, tên bệnh nhân, tuổi, cân nặng và chiều cao (nếu cần). 

  1. Cách tính liều lượng  

a. Theo kinh nghiệm 

  • Trẻ sơ sinh dùng liều bằng 1/8 người lớn. 
  • Trẻ dưới 6 tháng dùng liều 1/5 người lớn. 
  • Trẻ 1 tuổi dùng liều 1/4 người lớn. 
  • Trẻ 3-4 tuổi dùng liều 1/3 người lớn. 
  • Trẻ 7 tuổi dùng liều ½ người lớn. 
  • Trẻ 12 tuổi dùng liều 2/3 người lớn. 
  • Trẻ từ 15 tuổi trở lên dùng tương tự liều người lớn. 

b. Theo cân nặng 
Đặt trường hợp liều người lớn dùng là 1mg/kg cân nặng, sẽ quy đổi về liều trẻ em như sau: 

  • Trẻ dưới 1 tuổi dùng liều 2mg/kg cân nặng 
  • Trẻ từ 1 đến 4 tuổi dùng liều 1,75mg/kg cân nặng. 
  • Trẻ từ 4 đến 7 tuổi dùng liều 1,5mg/kg cân nặng. 
  • Trẻ từ 7 đến 15 tuổi dùng liều 1,25mg/kg cân nặng. 
  • Trẻ từ 15 tuổi trở lên dùng liều tương đương người lớn. 

c. Theo diện ích da 

  1. Ảnh hưởng của thuốc từng giai đoạn 

Khả năng dung nạp thuốc của trẻ khác nhau qua từng giai đoạn 

Việc sử dụng thuốc trong từng thời kỳ, từ khi trẻ bắt đầu hình thành phôi thai trong bụng mẹ đến khi trẻ bước vào tiểu học là rất khác nhau. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua một số thuốc cần tránh sử dụng tương ứng với từng vòng phát triển của bé nha! 

  1. Giai đoạn bào thai (12 tuần đầu): Cần tránh sử dụng Thalidomide gây dị tật tay chân hải cẩu, testosterone gây nam hoá bào thai nữ, methotrexate gây dị dạng dương, quinine gây dị dạng thận, điếc, chậm phát triển tâm thần hay corticosteroid gây chẻ võm hầu,… 
  1. Giai đoạn mang thai cần tránh các thuốc kháng giáp gây tăng khả năng bướu giáp ở trẻ lúc sinh hay tetracycline gây ảnh hưởng đến răng. 
  1. Khi sắp sinh: Không nên dùng các thuốc giảm đau có á phiện, thuốc gây mê, thuốc giảm huyết áp, thuốc an thần gây ức chế hô hấp. 
  1. Giai đoạn trẻ sơ sinh: Để hạn chế khả năng trẻ bị hội chứng xám, trụy tim mạch nên tránh dùng cloramphenicol, không dùng vitamin K tổng hợp vì có thể gây tán huyết. 
  1. Trẻ em dưới 3 tuổi cần tránh xa các loại thuốc á phiện như morphine, aspirin, phenothiazine, vitamin A, D liều cao, quinolone thế hệ 2 và tetracycline, đây là những chất dễ gây ức chế hô hấp, xuất huyết tiêu hoá hay tăng áp lực sọ não. 
  1. Cần lưu ý thêm một số thuốc bài tiết qua sữa mẹ như barbiturates, salicylate, iodide, thiouracyl, cascara. 

III. Lưu ý

  • Một số thuốc có ngưỡng điều trị và ngưỡng gây độc rất gần nhau, cần rất thận trọng khi dùng cho trẻ, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tìm hiểu về từng thuốc trước khi cho trẻ sử dụng và theo dõi sát sao triệu chứng trẻ. 
  • Ở cơ thể trẻ, gan và thận – hai cơ quan đào thải thuốc nhiều nhất lại chưa hoàn chỉnh, cần tìm hiểu xem khả năng đào thải của các cơ quan trên có đáp ứng được với thuốc sẽ dùng không để có sự điều chỉnh hợp lý liều cho trẻ. 
  • Một số thuốc có thể thấm qua hàng rào máu não của trẻ dưới 16 tháng tuổi nên cần hết sức thận trọng, hậu quả không mong muốn có thể ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương gây nguy hiểm cho trẻ. (Ví dụ điển hình: Primperan). 

Mời bạn đọc tham khảo một số sản phẩm cho trẻ giá tốt tại thuocsi.vn: 

Nước tắm thảo dược trẻ em Hadiphar (C/120ml). Mua tại đây.

Giảm đau, hạ sốt Tatanol trẻ em Pymepharco (H/200v nén). Mua tại đây.

Xịt Mũi Vinasat Trẻ Em Cnl (C/75ml). Mua tại đây.

Xịt Họng Bổ Phế Trẻ Em Nam Hà (Chai/30ml). Mua tại đây.

Xịt Răng Miệng Hamicare Trẻ Em Việt Nhật (C/30ml). Mua tại đây.

Và đó là một số thông tin về thuốc cho trẻ em mà các gia đình cần biết. Hãy liên hệ ngay đội ngũ bác sĩ khi cần để được tư vấn cụ thể hơn. Mong rằng thuocsi.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích, chúc bạn thành công trên con đường chăm sóc sức khoẻ bé con. 

Nguồn tham khảo: