Tổng quan ngành dược năm 2022

Trải qua giai đoạn dịch bệnh khốc liệt, ngành Dược phẩm 2022 khởi sắc hay bế tắc? Nhìn lại chặng đường ngành Dược trong năm 2022 và những dự đoán tương lai bên dưới.

1. Sự dịch chuyển về doanh thu ngành Dược

Trong năm 2022, dịch bệnh làm cho người dân hạn chế đến bệnh viện khám chữa bệnh. Vì vậy doanh thu kênh ETC (kênh bệnh viện) sụt giảm đáng kể.

Ngoài ra, người dân cũng dần có thói quen mua thuốc/TPCN/… tại kênh OTC (kênh nhà thuốc). Đây chính là sự dịch chuyển rõ rệt nhất trong cơ cấu doanh thu ngành Dược 2022.

2. Hình thức tại chỗ chiếm tỉ trọng cao trong xuất khẩu Dược phẩm

84% Dược phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam là xuất khẩu tại chỗ. Bao gồm sản xuất tại chỗ và giao hàng cho trung gian xuất khẩu. Tính theo chỉ định của đối tác nước ngoài.

Hình thức này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển; ngoài ra còn được hưởng nhiều ưu đãi thuế xuất.

Tại Đông Nam Á: Việt Nam xuất khẩu Dược phẩm sang 8 quốc gia. Trong đó xuất khẩu Singapore có giá trị lớn nhất. Chủ yếu là thuốc giảm đau, hạ sốt và điều trị ho, cảm lạnh. Tại châu Á: Việt Nam xuất khẩu nhiều Dược phẩm sang thị trường Nhật Bản.

3. Nhập khẩu dược phẩm phát triển mạnh

7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam chi gần 1,93 tỷ USD cho nhập khẩu dược phẩm. Tăng khoảng 13% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, chi 242,6 triệu USD cho thị trường Hoa Kỳ, tăng 173,2%.

Kết quả này đã giúp Hoa Kỳ trở thành thị trường nhập khẩu dược phẩm lớn nhất của Việt Nam. Tiếp theo là Pháp, Đức, Bỉ, Ấn Độ và Hàn Quốc. 

Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam năm 2021-2022 từ một số quốc gia (Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam năm 2021-2022 từ một số quốc gia (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

4. Cạnh tranh khốc liệt từ chuỗi nhà thuốc

Thị trường bán lẻ dược phẩm vẫn đang là sân chơi của những ông lớn. Tiêu biểu là An Khang, Long Châu và Pharmacity,… Các hệ thống này có kế hoạch nâng tổng số nhà thuốc lên 7,300 vào năm 2025. Tương đương 16% thị phần.

Sự phát triển của các chuỗi nhà thuốc sẽ kích thích doanh thu ngành Dược phẩm tăng cao. Nhất là so với nhu cầu thực tế của người tiêu dùng trong 2 – 5 năm sắp tới. Chủ yếu là do sự đẩy mạnh việc tích trữ tồn kho thuốc.

Số lượng cửa hàng thuốc thuộc chuỗi nhà thuốc (Nguồn: SSI Research)
Số lượng cửa hàng thuốc thuộc chuỗi nhà thuốc (Nguồn: SSI Research)

5. Chuyển đổi từ truyền thống sang thương mại điện tử hiện đại

Kể từ năm 2021, hệ thống nhà thuốc hiện đại mở mới ngày càng tăng lên. Thống kê từ IQVIA Việt Nam, cả nước có khoảng 55,300 nhà thuốc vào năm 2016. Trong đó nhà thuốc thuộc hệ thống hiện đại là 185.

Năm 2021, tổng số nhà thuốc đã giảm xuống còn 44,600. Tuy nhiên số nhà thuốc hiện đại đã tăng lên 1,600. Các chuỗi nhà thuốc hiện đại tiếp tục đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị phần trong nước, trong năm 2022.

Nguyên nhân chính của sự chuyển đổi này:

  • Do chính sách của chính phủ
  • Việc bắt buộc kê đơn điện tử đối với các cơ sở khám bệnh và nhà thuốc bệnh viện
  • Quá trình phê duyệt đăng ký thuốc mới. Hoặc gia hạn thuốc cũ kéo dài hơn, khiến nguồn cung bị thắt chặt

Xem thêm Nâng cấp mô hình chợ thuốc sỉ tại Việt Nam

6. Bước tranh ngành Dược năm 2023

Năm 2023, ngành chăm sóc sức khỏe sẽ tăng trưởng lợi nhuận khoảng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ vào các lý do sau đây:

– Tốc độ già hóa dân số ở Việt Nam 

Từ năm 2040, số người già trên 65 tuổi sẽ tăng gấp đôi, chiếm 18% tổng số dân cả nước. Dự đoán từ Ngân hàng Thế giới.

Việc này sẽ thúc đẩy chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe. Ngành Dược phẩm sẽ có tiềm năng lớn khi phát triển các sản phẩm chăm sóc cho lứa tuổi này.

20 năm nữa, Việt Nam sẽ chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già
20 năm nữa, Việt Nam sẽ chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già

– Người dân chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe

Nhận thức của người dân đối với sức khỏe ngày càng cao, đặc biệt là sau đại dịch. Song song đó, mức thu nhập của người dân cũng được cải thiện đáng kể. Vì vậy việc chi tiêu cho những nhu cầu chăm sóc sức khỏe sẽ nhiều hơn so với trước đây.

– Chuỗi nhà thuốc bán lẻ tiếp tục phủ sóng toàn quốc

Các chuỗi lớn đều có kế hoạch phủ rộng mạng lưới nhà thuốc của họ trong năm 2023. Long Châu, Pharmacity, An Khang và mới đây nhất là Viettel Commerce. Việc này sẽ thu hút thêm khách hàng đến hệ thống phân phối thuốc khắp Việt Nam.

Tổng kết: Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, Dược phẩm vẫn được coi là nhóm ngành tiềm năng. Nhờ vào do nguồn cung ổn định qua nhiều thời kì. Với những tín hiệu tích cực trong năm 2022, ngành Dược phẩm sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm tới.