Việc sắp xếp thuốc trong nhà thuốc chuẩn GPP luôn là yếu tố bắt buộc mà quản lý quầy thuốc cần quan tâm. Bởi việc sắp xếp các nhóm thuốc trong nhà thuốc một cách khoa học theo tiêu chuẩn GPP không những giúp quá trình xét duyệt nhà thuốc chuẩn GPP được nhanh chóng mà còn giúp các Dược sĩ thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm và bán thuốc cho người bệnh 

Khái quát những nguyên tắc xây dựng nhà thuốc chuẩn GPP 

Khi xây dựng một nhà thuốc chuẩn GPP nghĩa là thực hành tốt nhà thuốc, bạn cần đảm bảo về khả năng thực hiện các nguyên tắc chính sau: 

1. Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất 

Diện tích tối thiểu của nhà thuốc phải đạt từ 10m2, có đầy đủ không gian bố trí, cách sắp xếp, cách bố trí thuốc trong nhà thuốc tuân thủ đúng quy định (khu trưng bày, khi bảo quản, khu mỹ phẩm,…) đồng thời bảo đảm các trang thiết bị cũng như phương tiện cần thiết để bảo quản thuốc.  

Nhà thuốc cần tuân thủ tuyệt đối về tiêu chuẩn nhà thuốc và trang thiết bị 

Đối với các loại thuốc bán lẻ không kèm bao bì, Dược sĩ cần ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, nồng độ và hướng dẫn cụ thể. Đối với các cửa hàng dùng phần mềm quản lý nhà thuốc, ngoài danh sách 100,000 mã thuốc liên thông với cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia thì có thể thêm thuốc cơ sở với đầy đủ thông tin để có thể quản lý dễ dàng hơn. 

2. Tiêu chuẩn về nhân sự 

Người phụ trách nhà thuốc cần phải có bằng dược sĩ Đại học trở lên và có kinh nghiệm thực hành ngành Dược tại các cơ sở chuyên môn về thuốc ít nhất là 2 năm. 

Người chịu trách nhiệm ở quầy thuốc (người bán thuốc) phải có bằng Dược sĩ từ Trung cấp trở lên và có kinh nghiệm thực hành tại các cơ sở thuốc trong khoảng thời gian ít nhất là 1,5 năm.  

Ngoài các bằng cấp chuyên môn, bạn phải có chứng chỉ hành nghề Dược do Sở Y tế cấp và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề để mở quầy thuốc tây chuẩn GPP, thông thường sẽ 3 năm xét điều kiện lại một lần. 

Nhân viên làm việc tại nhà thuốc phải mặc áo Blouse trắng, đeo biển ghi họ tên, chức vụ và ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.  

3. Tiêu chuẩn về hoạt động 

Thực hiện mọi hoạt động ghi chép, lưu trữ cũng như bảo quản hồ sơ tối thiểu 1 năm tính từ thời điểm thuốc hết hạn; không được thực hiện bất kỳ hành vi quảng cáo, lôi kéo khách hàng;… 

 
Nguyên tắc sắp xếp thuốc trong nhà thuốc chuẩn GPP 

1. Sắp xếp thuốc trong nhà thuốc chuẩn GPP theo từng nhóm mặt hàng riêng biệt 

Thuốc là mặt hàng có nhiều đầu sản phẩm, đa dạng về tên thuốc và cả thương hiệu. Tuy nhiên, bạn có thể chia thành các nhóm mặt hàng riêng biệt như: Dược phẩm dùng để điều trị bệnh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thiết bị y tế,…Nhà thuốc phải có danh mục các nhóm thuốc theo cách trưng bày để dễ nhận biệt và tránh sai sót khi sắp xếp hay nhầm lẫn trong lúc lấy thuốc cho người tiêu dùng. 

Đối với những nhà thuốc không sử dụng công nghệ để quản lý như phần mềm quản lý nhà thuốc thì cần nhận biết được các loại mặt hàng để sắp xếp thuốc trong kho cũng như ngoài quầy để đảm bảo hợp lý, đúng vị trí và dễ dàng tìm kiếm, kiểm thuốc. 

Có một số cách nhận biết thuốc như sau: 

  • Hộp thuốc sẽ có ghi số đăng ký bằng chữ – số được cấp – năm cấp. 
  • Nơi sản xuất: VN là thuốc nhập khẩu, VD, VS, V, … là thuốc sản xuất trong nước. 

Thông thường, thuốc sx được chia thành 2 nhóm là: Thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, Dược sĩ cần sắp xếp thuốc kê đơn và không kê đơn để đảm bảo không gây nhầm lẫn và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. 

  • Thuốc không kê đơn được phân loại dựa theo Thông tư 23 về quy định Danh mục thuốc không kê đơn (gồm 250 hoạt chất). 
  • Thuốc kê đơn phân thành 30 nhóm dựa vào công văn 1517/BYT-KCB Hướng dẫn thực hiện Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú. 

Nhận biết thực phẩm chức năng: 

Số đăng ký ghi trên hộp là số công bố tiêu chuẩn (SCBTC): Số được cấp/ năm cấp/ YT-CNTC và có dòng chữ: Thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng hoặc Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Việc sắp xếp thuốc theo từng nhóm cũng giúp nhà thuốc thuận lợi hơn trong quá trình kê đơn 

2. Sắp xếp thuốc theo nhóm yêu cầu bảo quản 

Mọi nhà thuốc đều cần đảm bảo về tiêu chuẩn nhiệt độ trong nhà thuốc để duy trì chất lượng cũng như không làm biến đổi chất, thành phần trong từng loại thuốc. Ngoài ra, có những loại thuốc đặc biệt buộc phải bảo quản theo yêu cầu riêng nên phải sắp xếp thuốc theo nhóm phù hợp. Ví dụ: 

Các loại thuốc kháng sinh hay thuốc hạ sốt,…thì yêu cầu bảo quản chỉ cần ở điều kiện thường. 

Tuy nhiên với các loại Vắc xin, viên đạn hạ sốt hay những sản phẩm có mùi, dễ bay hơi, dễ phân hủy thì cần phải có khu vực bảo quản và nhiệt độ bảo quản đặc biệt.  

3. Sắp xếp theo yêu cầu của quy định chuyên môn hiện hành 

Theo quy định hiện hành, một số loại thuốc, sản phẩm đặc biệt cần được sắp xếp riêng ở khu vực riêng để đảm bảo tuyệt đối về tính an toàn cũng như hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Theo đó: 

Các loại thuốc thuộc nhóm thuốc độc bảng A, B phải được áp dụng cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc riêng hoặc phải được đựng trong các ngăn tủ riêng và được khóa chắc chắn. Đồng thời đảm bảo nhiệt độ, điều kiện bảo quản đúng theo quy chế chuyên môn ngành Dược hiện hành.  

Hàng chờ xử lý: Cần được xếp vào khu vực riêng và được gắn nhãn “Hàng chờ xử lý” 

Đối với các mặt hàng dễ vỡ, chất lỏng như chai, lọ hay ống truyền, ống tiêm,….cần được để ở phía trong cùng cũng như tuyệt đối không xếp chồng lên các loại khác hay chồng lên nhau.   

Để quản lý nhà thuốc hợp lý hơn, bạn cũng có thể sắp xếp nhà thuốc dựa trên các nguyên tắc khác như: Theo nhóm tác dụng dược lý, công thức hóa học; hãng sản xuất; dạng thuốc,… 

4. Đảm bảo khả năng dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy và dễ kiểm tra 

Với một mô hình kinh doanh với lượng sản phẩm vô cùng nhiều và đa dạng, việc sắp xếp theo nguyên tắc này là một trong những yếu tố quan trọng giúp đẩy nhanh quá trình bán hàng cũng như đảm bảo quá trình quản lý kho, quầy thuốc chính xác nhất.  

Đối với cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc này, nhiều cửa hàng thường sẽ sử dụng các phần mềm quản lý nhà thuốc để đảm bảo quá trình này diễn ra nhanh chóng, chính xác và dễ dàng quản lý nhất.  

5. Sắp xếp thuốc trong nhà thuốc chuẩn GPP theo nguyên tắc FEFO & FIFO 

Sắp xếp theo nguyên tắc FEFO nghĩa là hàng có hạn dùng còn lại ngắn hơn xếp ra ngoài và hàng có hạn dùng dài hơn xếp vào trong. 

Sắp xếp theo nguyên tắc FIFO nghĩa là hàng hóa sản xuất trước – xuất trước và lô nhập trước – xuất trước. 

6. Sắp xếp các tài liệu, văn phòng phẩm, tư trang của nhà thuốc chuẩn GPP

Ngoài các loại thuốc, thực phẩm chức năng, quản lý nhà thuốc cũng cần sắp xếp các loại giấy tờ, sổ sách và tài liệu liên quan đúng cách. Đảm bảo tính phân loại, cẩn thận và sạch sẽ theo đúng quy định. 

Các loại văn phòng phẩm, dụng cụ phục vụ việc kê đơn, bán hàng hay vật dụng vệ sinh cần sắp xếp gọn gàng và để đúng nơi quy định. Cùng với đó, các tư trang của Dược sĩ chuyên môn không được để trong khu vực quầy thuốc.  

Gợi ý nguồn hàng chất lượng dành riêng cho nhà thuốc chuẩn GPP

Là sàn giao dịch thương mại điện tử về Dược phẩm đầu tiên tại Việt Nam, thuocsi.vn hiện đã hợp tác với hơn 1,000 nhà sản xuất, nhà cung cấp dược uy tín tại Việt Nam và quốc tế nhằm mục đích tạo ra nguồn cung chất lượng cho hơn 35,000 nhà thuốc và phòng khám trên khắp cả nước.  

“Thuốc tốt, giá sỉ, thuốc gì cũng có” 

Hãy đặt hàng tại thuocsi.vn, chúng tôi luôn có mức giá tốt nhất cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho quý đối tác là Nhà thuốc, Phòng khám, Bệnh viện. 

  • Cung cấp sản phẩm chất lượng: Từ nhà máy, nhà phân phối uy tín 
  • Giao hàng nhanh: Giao hàng trong ngày tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Giao hàng trong 72 giờ đối với các tỉnh còn lại 
  • Được hỗ trợ bởi đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp: Tư vấn miễn phí, tận tình và chu đáo