Kháng sinh là cái tên không còn quá xa lạ với chúng ta và hiện nay nó có thể dễ dàng được mua ở bất kỳ nhà thuốc nào, có thể được kê trong nhiều đơn thuốc của các bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thật sự hiểu rõ về loại thuốc này chưa? Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về lợi và hại của việc sử dụng kháng sinh. 

I. Kháng sinh là gì?  

Kháng sinh là chất có khả năng kháng khuẩn, có nguồn gốc từ các chủng vi sinh vật như: nấm, vi khuẩn, được tạo ra bằng cách tổng hợp và bán tổng hợp từ các chất hoá học và được bào chế dưới dạng tiêm truyền, viên nén, viên nang,… tuỳ theo nhu cầu, tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ hay dược sĩ sẽ chỉ định dạng thuốc phù hợp. 

Kháng sinh là loại thuốc với công dụng chính chống lại phản ứng gây viêm của vi khuẩn.

II. Cơ chế hoạt động của kháng sinh 

Kháng sinh chống lại nhiễm trùng bằng cách tấn công lớp cấu trúc bảo vệ vi khuẩn như vách tế bào, màng tế bào; Ngăn chặn khả năng sinh sản của vi khuẩn bằng cách ức chế sự tổng hợp acid nucleic và ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn mục đích cuối cùng là tiêu diệt hay kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Từ đó, chống lại các phản ứng viêm mà vi khuẩn gây ra cho cơ thể con người. 

Các đích tác động vào vi khuẩn của kháng sinh. 

III. Cách dùng

Không như những loại thuốc khác, kháng sinh là thuốc cần lưu ý đặc biệt khi sử dụng vì khi sử dụng không đúng cách có thể gây ra những tác hại to lớn như dị ứng, nhiễm độc các cơ quan, loạn khuẩn đường ruột gây tiêu chảy,… Chúng ta cùng nhau tìm hiểu các nguyên tắc sử dụng kháng sinh nhé!

1. Chỉ dùng kháng sinh khi thật sự bị nhiễm khuẩn. Điều này có nghĩa là, kháng sinh chỉ nên dùng khi bạn được bác sĩ kết luận nhiễm khuẩn thông qua kinh nghiệm, các xét nghiệm hay kháng sinh đồ. 

2. Dùng kháng sinh theo phổ tác dụng, nghĩa là kháng sinh đó phải diệt được vi khuẩn đang nhiễm. 

3. Phải dùng kháng sinh đúng liều và đủ thời gian theo như chỉ định của bác sĩ.

4. Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật sự cần thiết. 

5. Cần biết rõ thể trạng người bệnh, đặc biệt đối với phụ nữ có thai, người già, người suy thận, suy gan để điều chỉnh liều cho hợp lý. 

Kháng sinh phải uống đủ liều và đủ thời gian được chỉ định. 

IV. Liều lượng

Kháng sinh là một nhóm thuốc có chỉ định hết sức phức tạp, liều dùng kháng sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chủng loại vi khuẩn mắc phải, thể trạng người bệnh, mức độ dị ứng của người sử dụng thuốc,… chính vì vậy, liều dùng của kháng sinh phải do bác sĩ quyết định và kê đơn. Người bệnh cần tuân thủ liều dùng và thời gian dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Dùng kháng sinh đúng liều và đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ.

V. Tác hại của lạm dụng thuốc kháng sinh

Việc lạm dụng và sử dụng kháng sinh cách tuỳ tiện sẽ gây ra nhiều hệ luy cho người sử dụng. Nghiêm trọng hơn, việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi sẽ góp phần làm gia tăng sự đề kháng thuốc, làm yếu và mất dần đi công dụng của kháng sinh để chống lại vi khuẩn gây bệnh. Dưới đây là những hậu quả của việc lạm dụng thuốc kháng sinh: 

1. Gây tốn kém, lãng phí: những loại kháng sinh mạnh thường rất đắt tiền, nếu dùng khi chưa cần thiết sẽ gây lãng phí và tốn kém vô ích. 

2. Không khỏi bệnh: việc tự dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh có thể dẫn đến không khỏi bệnh do trị không đúng bệnh, thậm chí có thể gây ra nhiều biến chứng, khiến việc chẩn đoán bệnh của bác sĩ trở nên khó khăn , kéo dài thời gian điều trị. 

3. Bị tác dụng phụ do thuốc: Kháng sinh như một con dao hai lưỡi, bên cạnh tác dụng chữa bệnh, thuốc cũng có vô số tác dụng không mong muốn cho người dùng. Việc dùng thuốc kháng sinh bừa bãi không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Chính vì vậy, khi dùng thuốc kháng sinh, người bệnh thường hay bị tiêu chảy, đau bụng,… Ngoài ra, thuốc kháng sinh cũng gây dị ứng, nổi ban, mề đay; gây độc gan, thận,… 

4. Cuối cùng là tình trạng bị nhờn thuốc: đây là hiện tượng đề kháng khi người bệnh dùng kháng sinh tuỳ tiện, vi khuẩn sẽ sinh ra chủng loại mới và làm mất tác dụng của kháng sinh. 

Tham khảo một số loại kháng sinh bán chạy tại thuocsi.vn: 

Klacid 125mg/5ml Abbott (C/60ml), xem sản phẩm tại đây

Cephalexin 500mg Vidipha (H/100v), xem sản phẩm tại đây!

Cefpodoxim 200 Hv Usp (H/30v), xem sản phẩm tại đây!

Cefpodoxim 200mg Tv.Pharm (H/30v), xem sản phẩm tại đây!

Kaflovo Levofloxacin 500mg Khapharco (H/50v), xem sản phẩm tại đây!